Bộ chuyển đổi quang điện là gì? Lựa chọn Media Converter như thế nào
Chia sẻCáp quang và cáp đồng là 2 loại cáp được sử dụng rộng rãi trong hệ thống mạng. Cáp quang dùng ánh sáng truyền dẫn tín hiệu, do đó ít suy hao và thường được dùng cho kết nối khoảng cách xa. Trong khi cáp đồng sử dụng dòng điện để truyền tín hiệu, dễ bị suy hao trong quá trình truyền và có khoảng cách kết nối ngắn hơn. Làm sao để đồng nhất tín hiệu giữa cáp quang và cáp đồng?. Bộ chuyển đổi quang điện đã thay chúng ta làm việc này. Sau đây, hãy cùng MC&TT tìm hiểu xem bộ chuyển đổi quang điện (Fiber media converter) là gì và phương thức hoạt động của chúng như thế nào?
Bộ chuyển đổi quang điện là gì?
Bộ chuyển đổi quang điện viết tắt của Fiber Media Converter hay còn gọi Converter quang là thiết bị giúp chuyển đổi tín hiệu giữa cáp quang và cáp đồng, cho phép kết nối mạng dễ dàng giữa hai loại hạ tầng khác nhau. Thiết bị này đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng khoảng cách truyền dữ liệu, đảm bảo tốc độ cao và ổn định.
Bộ chuyển đổi quang điện hoạt động như thế nào?
Bộ chuyển đổi quang điện có 2 giao diện truyền dẫn là: cáp mạng đồng và dây cáp quang, đó là nơi nhận tín hiệu từ môi trường truyền dẫn này (đồng/ quang) chuyển đổi và truyền sang môi trường truyền dẫn kia (quang/đồng).
Về mặt cấu trúc mạng, bộ chuyển đổi quang điện hoạt động ở lớp vật lý của mô hình 7 lớp OSI, chức năng của nó chỉ đơn thuần là nhận tín hiệu, chuyển tín hiệu (từ điện sang quang và ngược lại quang sang điện) và truyền tín hiệu đi, dữ liệu đi qua converter quang là “trong suốt” (transparent) vì vậy nó không can thiệp vào chuyển mạch gói layer 2,3 switching.
Bộ chuyển đổi quang điện có thể chuyển tín hiệu Ethernet CAT-5, CAT-5E, CAT-6… (tín hiệu điện) sang dạng tín hiệu quang tương thích với cáp sợi quang, ở đầu bên kia của cáp quang, một bộ chuyển đổi quang điện thứ hai sẽ chuyển tín hiệu trở lại dịnh dạng ban đầu (Ethernet). Bộ chuyển đổi quang điện (converter quang) thường được dùng theo cặp.
Bộ chuyển đổi phương tiện sợi quang hỗ trợ nhiều giao thức truyền thông dữ liệu khác nhau bao gồm Ethernet, Fast Ethernet, Gigabit Ethernet, T1 / E1 / J1, DS3 / E3, cũng như nhiều loại cáp như cáp quang đồng trục, xoắn đôi, đa chế độ và đơn chế độ . Các loại bộ chuyển đổi phương tiện đa dạng từ các thiết bị độc lập nhỏ và bộ chuyển đổi thẻ PC đến các hệ thống khung có mật độ cổng cao cung cấp nhiều tính năng nâng cao để quản lý mạng.
Ưu điểm của bộ chuyển đổi quang điện
✅ Mở rộng khoảng cách truyền dữ liệu lên đến hàng chục hoặc hàng trăm km.
✅ Giảm nhiễu điện từ so với cáp đồng, đảm bảo tín hiệu ổn định.
✅ Tiết kiệm chi phí thay thế toàn bộ hệ thống cáp mạng bằng cách kết hợp cả cáp đồng và cáp quang.
✅ Dễ dàng lắp đặt và sử dụng mà không cần thay đổi cấu trúc mạng hiện có.
Nhược điểm của bộ chuyển đổi quang điện
❌ Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với cáp mạng thông thường.
❌ Cần nguồn điện để hoạt động, trong khi hệ thống cáp quang thụ động không cần điện.
❌ Yêu cầu người lắp đặt có kiến thức về mạng quang để cấu hình đúng cách.
Phân loại bộ chuyển đổi quang điện
Theo tốc độ truyền dữ liệu:
-
Bộ chuyển đổi quang điện 10/100Mbps (Fast Ethernet)
-
Bộ chuyển đổi quang điện 10/100/1000Mbps (Gigabit Ethernet)
-
Bộ chuyển đổi quang điện 10Gbps trở lên
Theo số lượng cổng kết nối:
-
Bộ chuyển đổi quang điện 1 cổng Ethernet
-
Bộ chuyển đổi quang điện 2 hoặc nhiều cổng Ethernet
Theo loại sợi quang:
-
Single Mode (chạy được khoảng cách xa, lên đến 120km)
-
Multi Mode (dùng trong phạm vi ngắn, khoảng 2km)
Theo phương thức truyền tín hiệu:
-
Bộ chuyển đổi quang điện dạng đơn sợi (Simplex)
-
Bộ chuyển đổi quang điện dạng đôi sợi (Duplex)
Theo tiêu chuẩn thiết kế:
Được sử dụng trong những môi trường công nghiệp khắc nghiệt, chịu được nhiệt độ cao, áp suất lớn, lực nén, lực đẩy, chống rung, chống sốc …
Được sử dụng trong môi trường văn phòng, không yêu cầu khắt khe về môi trường hoạt động.
Chúng được sử dụng trong những khung giá chassic tập trung loại 19inch 1U hoặc 19inch 2U, liên kết nhiều sợi quang. Thường được lắp ở những phòng trung tâm, điều hành, server …
Ứng dụng của bộ chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang điện được sử dụng rộng rãi mang lại hiệu quả cao trong việc đảm bảo kết nối đường truyền cho doanh nghiệp, chính phủ cả lĩnh vực dân sự hay quốc phòng.
-
Mạng viễn thông và Internet: Kết nối hệ thống mạng ở khoảng cách xa, đảm bảo tốc độ truyền tải cao.
-
Hệ thống camera giám sát: Truyền tín hiệu từ camera IP về trung tâm điều khiển qua mạng cáp quang.
-
Hệ thống mạng doanh nghiệp: Giúp mở rộng mạng nội bộ mà không bị giới hạn về khoảng cách.
-
Hệ thống truyền tải dữ liệu công nghiệp: Ứng dụng trong các nhà máy, khu công nghiệp cần kết nối mạng ổn định.
Lưu ý khi lựa chọn bộ chuyển đổi quang điện
So sánh giữa bộ chuyển đổi quang điện công nghiệp và bộ chuyển đổi quang điện thường
ĐẶC TRƯNG | Bộ chuyển đổi quang điện công nghiệp | Bộ chuyển đổi quang điện thường |
Tiêu chuẩn & Giao thức | IEEE 802.3, IEEE 802.3u, IEEE 802.3ab, IEEE 802.3z, IEEE 802.3x | IEEE 802.3, IEEE 802.3u, IEEE 802.3ab, IEEE 802.3z |
Switch Property | Hỗ trợ 1 vài thuộc tính của Switch như: Transmission mode: store and forward, MAC address, Packet buffer size, Backplane bandwidth,… | không hỗ trợ |
Tiêu chuẩn công nghiệp | Hỗ trợ các tiêu chuẩn công nghiệp như: IEC 61000-4-2 (ESD), IEC 61000-4-4 (EFT), IEC 61000-4-4 (EFT), Shock (IEC 60068-2-27), Free fall: IEC 60068-2-32, Vibration: IEC 60068-2-6 | Không hỗ trợ |
Môi trường làm việc | Dải nhiệt độ hoạt động rộng từ -40 ~ 75 ℃ | Dải nhiệt độ hoạt động thấp hơn từ -10~50℃ |
Bảo vệ | Vỏ kim loại, chống bụi IP40 | Vỏ bằng nhựa hoặc kim loại nhẹ |
Liên kết khôi phục lỗi | < 300ms | Dài hơn nhiều |
Làm mát | Làm mát không quạt & vỏ | Đối lưu không khí tự do |
Lắp đặt | Gắn và khung DIN-rail | Máy tính để bàn & khung |
Nguồn cấp | Hỗ trợ nguồn đầu vào rộng: 12~48VDC | Thường sử dụng nguồn 220VAC hoặc adapter 220VAC/ 5VDC |
Để giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn phân biệt bộ chuyển đổi quang điện – Media converter sao cho phù hợp đúng với nhu cầu và mục đích sử dụng nên dựa vào theo các tiêu chuẩn sau:
- Tốc độ đường truyền: lựa chọn bộ chuyển đổi quang điện có tốc độ 10/100Mbps hay 10/100/1000Mbps.
- Khoảng cách truyền: Khoảng cách thực tế giữa các vị trí mà bạn muốn kết nối mạng tới là bao xa để lựa chọn bộ chuyển đổi – Media Converter sao cho phù hợp từ: 2KM, 10Km, 20Km, 40Km, 60Km, 80Km, 100Km và 120Km.
- Cáp quang: loại cáp quang (đường cáp, hệ thống truyền dẫn) nhà cung cấp đã cấp cho bạn là cáp quang Single-mode hay Multi-mode để lựa chọn Converter single-mode hoặc Converter Multi-mode. Với khoảng cách giữa 2 điểm cần kết nối nhỏ hơn 2km thì nên dùng cáp quang multimode, nếu khoảng cách lớn hơn 2km thì dùng cáp singlemode.
- Giao diện kết nối: Cổng quang thường mặc định là SC (hoặc tùy theo yêu cầu có thể đặt đầu nối là ST, FC …) và cổng Mudule quang SFP với giao diện LC) với tốc độ 155Mb/s, 1.25Gb/s, 2.5Gb/s, 10Gb/s, 40Gb/s,…
- Cổng sợi quang: Cổng quang sử dụng loại truyền nhận tín hiệu trên 1 sợi quang hoặc 2 sợi quang (1 sợi truyền và 1 sợi để nhận tín hiệu).
- Sử dụng trong môi trường nào như môi trường công nghiệp khắc nghiệt với nhiều tác nhân nhiệt độ, áp suất, bụi bẩn, độc hại,….
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp phân phối loại thiết bị bộ chuyển đổi quang điện của những thương hiệu khác nhau làm cho khách hàng phân vân không biết lựa chọn loại nào cho phù hợp với hệ thống mạng với chất lượng ổn định, chi phí vừa phải để mang lại hiệu quả kinh tế. MC&TT – Nhà cung cấp các bộ chuyển đổi quang điện các loại từ các nhà sản xuất thiết bị truyền thông công nghiệp hàng đầu như 3onedata (China), ICP DAS (Taiwan), Planet (Taiwan), Moxa (Taiwan), JHA Technology… với chất lượng được đảm bảo giá thành hợp lý trên thị trường được nhiều khách hàng tin dùng qua nhiều năm.